Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục có thể lây qua mọi hình thức quan hệ, kể cả qua miệng hay hậu môn. Chúng khó chữa, dễ tái phát và có thể gây hậu quả lâu dài nếu không điều trị đúng cách.
Last updated
Bệnh lây qua đường tình dục có thể lây qua mọi hình thức quan hệ, kể cả qua miệng hay hậu môn. Chúng khó chữa, dễ tái phát và có thể gây hậu quả lâu dài nếu không điều trị đúng cách.
Last updated
Các bệnh lây qua đường tình dục có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Trong đó, nam nữ trong độ tuổi sinh sản là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Dưới đây là tổng hợp 9 bệnh lây qua đường tình dục có tỷ lệ người mắc lớn nhất hiện nay bạn cần lưu ý:
Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae. Ở giai đoạn đầu bệnh lậu hầu như không có biểu hiện cụ thể nào nên rất khó để nhận biết. Khi bệnh đã phát triển nặng có thể làm xuất hiện những triệu chứng như: tiểu đau buốt, dương vật chảy mủ, sưng đau tinh hoàn.
Ở nữ giới, bệnh lậu thường không có triệu chứng điển hình nào nên dễ bị nhầm lẫn với viêm nhiễm âm đạo thông thường. Do đó, nếu thấy dịch tiết âm đạo tăng bất thường, xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ, tiểu nhắt...chị em cần lưu ý vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lậu.
có tên khoa học là Treponema pallidum. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh giang mai có thể trải qua 3 giai đoạn và 1 giai đoạn tiềm ẩn.
Sau từ 10 - 90 ngày từ khi tiếp xúc với mầm bệnh, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những vết loét không đau gọi là săng giang mai. Săng giang mai có thể tự biến mất sau 3 - 6 tuần mà không cần điều trị nên người bệnh rất dễ bỏ qua. có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như: khớp, da, thận, não, tai, mắt...thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Các nguyên nhân hay gặp là Vi khuẩn, Trichomonas ( Trùng roi ), và nấm candida.
Bệnh viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas và vi khuẩn là một trong số những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Khuẩn Trichomonas là một loại ký sinh trùng có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và rất dễ lây nhiễm. Nữ giới khi mắc sẽ xuất hiện những triệu chứng như: khí hư ra nhiều, mùi hôi bất thường, khí hư lẫn các bọt khí, có màu xanh, xám hoặc vàng xanh. Có thể ngứa ở âm đạo. Ngoài ra, khám trong thấy bề mặt thành âm đạo dễ bị sưng đỏ, phù nề.
Bệnh viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn là một trong số những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Có thể nhiễm 1 loại vi khuẩn, hay nhiều loại vi khuẩn cùng lúc. Nữ giới khi mắc sẽ xuất hiện những triệu chứng như: khí hư ra nhiều, mùi hôi bất thường, khí hư có màu vàng đục hay xám. Ngoài ra, khám trong thấy bề mặt thành âm đạo dễ bị sưng đỏ, phù nề.
Bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida là một trong số những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Nữ giới khi mắc do nấm candida sẽ xuất hiện những triệu chứng như: khí hư màu trắng, vón cục, như váng sữa và kèm ngứa âm họ âm đạo. Ngoài ra, khám trong thấy bề mặt thành âm đạo dễ bị sưng đỏ và có dịch như váng sữa đóng ở thành âm đạo.
Giống với nhiều bệnh lây qua đường tình dục khác, Herpes sinh dục vẫn có thể lây nhiễm ngay cả khi không gây có triệu chứng bệnh. Do đó, nếu thấy trên cơ thể xuất hiện những mụn nước, nhất là quanh cơ quan sinh dục, hậu môn, sốt nhẹ, sưng đau hạch bạn cần hết sức lưu ý.
Đây là một bệnh lây qua đường tình dục rất phổ biến gây ra do virus HPV. Sùi mào gà có thể lây qua quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con, lây qua đường máu hay lây do tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
Đây cũng là một trong những bệnh có thể lây qua đường tình dục. Ngoài ra, viêm gan siêu vi B còn lây qua đường máu và lây từ mẹ sang con. Bệnh có thể không gây triệu chứng nào đáng kể nhưng lại đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.
Do đó, nếu thấy xuất hiện triệu chứng bất thường như: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng...bạn nên đi khám sớm để có hướng điều trị đúng cách.
Theo các chuyên gia Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lây qua đường tình dục. Cụ thể như:
Vi khuẩn: Bệnh lậu, bệnh giang mai và bệnh Chlamydia là những ví dụ điển hình về bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh chóng và thải ra chất độc làm hư hỏng mô, tấn công cơ thể người bệnh.
Virus: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus gây ra bao gồm HPV, mụn rộp sinh dục và HIV. Virus là những vi trùng rất nhỏ, xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh, sử dụng các tế bào đó để nhân lên. Virus có thể giết chết, làm hỏng hoặc thay đổi cấu trúc tế bào và gây bệnh cho con người.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm:
Có nhiều bạn tình: Người càng có quan hệ tình dục với nhiều người càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do tiếp xúc với nhiều nguồn nguy hiểm.
Người có tiền sử mắc các bệnh tình dục: Các bệnh này rất dễ bị lây nhiễm và tái phát nhiều lần trong đời, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Lạm dụng rượu, thuốc kích thích: Việc sử dụng các chất này có thể ức chế khả năng phán đoán, khiến người ta sẵn sàng tham gia vào các hành vi tình dục có nguy cơ cao.
Dùng chung kim tiêm: Người thường dùng chung kim tiêm, vật dụng cá nhân của người khác rất dễ nhiễm bệnh bao gồm viêm gan B, viêm gan C và bệnh lây qua đường tình dục.
Người trẻ tuổi: Người có sinh hoạt tình dục càng sớm càng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Cụ thể như người trong độ tuổi từ 15- 24.
Lây truyền từ mẹ sang con: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc sinh nở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, thậm chí có thể gây tử vong.
Để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả, bác sĩ cần thực hiện một số biện pháp thăm khám lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng như:
Hỏi tiền sử bệnh
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm dịch tiết
Bệnh lây truyền qua đường tình dục rất dễ lây nhiễm, khó chữa khỏi, dễ tái phát và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
Đau xương chậu mạn tính: Đau dữ dội, đau thành từng cơn, nặng nề sâu trong vùng chậu có thể do bệnh lây qua đường tình dục gây ra.
Bệnh về mắt: Các bệnh sùi mào gà, giang mai có thể gây bệnh cho nhãn cầu, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc, viêm thượng củng mạc… dẫn đến bệnh mắt mạn tính và dễ gây mù lòa.
Tùy thuộc vào loại bệnh lây truyền qua đường tình dục mắc phải mà người bệnh được khuyến nghị điều trị bằng nhiều hình thức khác nhau. Điển hình như:
Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị bệnh lây nhiễm do nguyên nhân vi khuẩn như giang mai, lậu, trichomonas… Người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ và kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
Với các loại virus như HPV, người bệnh sẽ không được chỉ định dùng kháng sinh, mà dùng thuốc kháng virus. Khi dùng thuốc này, người bệnh vẫn có thể lây truyền bệnh cho người khác nên cần phải tuân thủ chỉ dẫn điều trị và cần được xét nghiệm lại để đánh giá hiệu quả.
Một phương pháp khác để điều trị bệnh lây qua đường tình dục là dùng thủ thuật, phẫu thuật. Cụ thể, người bệnh có thể được đốt điện, áp nitơ lỏng, đốt bằng tia laser… các vùng da có virus để tiêu diệt mầm bệnh từ sâu bên trong.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục rất dễ tái phát, nhất là khi người bạn tình không được điều trị cùng lúc với người bệnh. Do đó, người bệnh nên thông báo với bạn tình về tình trạng bệnh để họ được kiểm tra, xét nghiệm. Đồng thời, họ cũng cần được điều trị đồng thời với người bệnh để ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.
Kiêng cữ: Cách tốt nhất để tránh nhiễm bệnh là kiêng quan hệ tình dục, nhất là khi còn trẻ tuổi, tránh quan hệ với người chưa được kiểm tra nguy cơ nhiễm bệnh.
Chung thủy: Duy trì một mối quan hệ lâu dài, chung thủy là một trong những cách ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả.
Xét nghiệm trước khi quan hệ tình dục: Tránh quan hệ với bạn tình mới cho đến khi cả hai bạn đã được xét nghiệm về các bệnh lây qua đường tình dục. Quan hệ tình dục bằng miệng ít rủi ro hơn, nhưng nên sử dụng miếng dán để ngăn tiếp xúc da kề da giữa niêm mạc miệng và bộ phận sinh dục.
Tiêm phòng: Mỗi người nên tiêm phòng sớm, trước khi có tiếp xúc tình dục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc ngăn ngừa bệnh. Có vắc xin có thể giúp ngăn ngừa vi rút u nhú ở người (HPV), viêm gan A và viêm gan B.
Sử dụng bao cao su: Dùng bao cao su một cách nhất quán và đúng cách khi quan hệ tình dục mang đến khả năng bảo vệ tích cực khỏi nguy cơ bị lây hoặc lây bệnh cho người khác.
Không uống rượu quá mức hoặc sử dụng chất kích thích: Biện pháp này giúp bạn không đối diện với các rủi ro khi quan hệ tình dục.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Một lối sống khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp mỗi người dự phòng nguy cơ nhiễm bệnh và tăng khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm một cách tích cực.
Sharkey, L. (2023, April 11). Everything you need to know about sexually transmitted diseases. Healthline. https://www.healthline.com/health/sexually-transmitted-diseases
National Library of Medicine. (n.d.). Sexually transmitted diseases. STD | Venereal Disease | MedlinePlus. https://medlineplus.gov/sexuallytransmitteddiseases.html
World Health Organization: WHO. (2023, July 10). Sexually transmitted infections (STIs). https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/sexually-transmitted-infections-(stis)
Sexually transmitted diseases (STDs) – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2023, September 8). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sexually-transmitted-diseases-stds/symptoms-causes/syc-20351240
HIV là căn bệnh thế kỷ và cũng là một trong những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay. gây suy giảm miễn dịch của cơ thể và có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như: quan hệ tình dục, lây qua truyền máu, lây từ mẹ sang con...
Chỉ một số ít các trường hợp xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm thông thường kéo dài từ 2 - 4 tuần. Do đó, người bệnh thường không biết mình bị nhiễm HIV nếu không chủ động đi xét nghiệm.
do nhiễm C. Trachomatis là bệnh rất dễ lây qua đường tình dục. Khi nhiễm bệnh, nữ giới có thể xuất hiện những triệu chứng như: khí hư ra nhiều, chảy máu âm đạo bất thường nhất là sau khi quan hệ.
Khi bị nhiễm , người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sần sùi, màu hồng nhạt ở nhiều vị trí như: cơ quan sinh dục nam nữ, cổ tử cung, lỗ tiểu, tầng sinh môn, hậu môn, mắt, mũi, miệng...Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm sùi mào gà có thể lây sang con và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là . Bệnh diễn biến khá thầm lặng nên rất khó nhận biết. Nữ giới có thể phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng như: khí hư ra nhiều bất thường, tiểu nhắt, đau bụng, đau lưng, buồn nôn, nôn, đau khi quan hệ, chảy máu sau quan hệ...
nếu không chữa trị sớm có thể gây vô sinh ở nữ giới và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
: Những sinh vật này sử dụng sinh vật sống khác để làm thức ăn và nơi trú ngụ. Chúng ta có thể bị nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc qua quan hệ tình dục…
: Việc quan hệ tình dục nhưng không dùng hoặc dùng bao cao su không đúng cách làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Quan hệ tình dục bằng miệng có ít rủi ro hơn, nhưng vẫn có thể bị lây bệnh nếu có vết thương hở.
Gặp : Phụ nữ mang thai có thể sảy thai, sinh non và truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.
: Một số loại vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình như lậu cầu, có thể gây viêm khớp, phân lập dịch khớp. Người bệnh sẽ có biểu hiện viêm khớp cấp tính, tràn dịch khớp, hạn chế vận động…
: Người nhiễm bệnh đường tình dục rất dễ mắc bệnh tim mạch do vi sinh vật đi vào máu và tấn công tim.
: Các bệnh lây qua đường sinh dục có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục nam và nữ như: viêm tinh hoàn, viêm buồng tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là gây vô sinh.
: Một số loại ung thư ở cổ tử cung, trực tràng, dương vật có liên quan đến virus HPV.
Các chuyên gia Nam học cho rằng, tuy bệnh STDs có tốc độ lây lan nhanh, dễ tái phát nhưng chúng ta vẫn một số cách để tránh hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, các chuyên gia khuyên bạn nên: ()